Những tiêu chuẩn trong thiết kế kiến trúc nhà thờ họ

Những tiêu chuẩn trong thiết kế kiến trúc nhà thờ họ

Lượt truy cập : 9

Nhà thờ họ có hình dáng gần giống với các nhà cổ dân gian thời xưa, tuy nhân vẫn có một vài khác biệt bởi đây là một công trình tâm linh. Cần phải có những tiêu chuẩn nhất định thì thiết kế kiến trúc một từ đường.

Độ lớn của nhà thờ họ

Quy mô của nhà thờ tổ hay độ lớn không có một tiêu chuẩn cụ thể nào. Điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi dòng họ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mong muốn, yêu cầu của gia chủ. Bởi không phải dòng họ nào cũng có được mảnh đất đẹp chuẩn phong thủy và rộng rãi.

Về cơ bản thì diện tích của nhà thờ họ cần đủ rộng để bố trí không gian thờ hợp lý. Thông thường, các gia chủ thường xây nhà thờ khoảng 60-80m2, 1 tầng hoặc 2 tầng, nhà thờ có thể có ba gian hoặc năm gian.

Ngoài ra còn khuôn viên, cây cảnh, các chi tiết bài trí bên ngoài như cột đá, hồ nước hoặc ao cá,…

Hệ thống mái của nhà thờ họ

Ngày nay các công trình tâm linh được thiết kế hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Tùy vào sở thích và điều kiện thì gia chủ có thể tham khảo một số mẫu mái đang được ưa chuộng như: mái đôi, mái 4, mái 8, mái cong.

Vật liệu để lợp mái cũng rất đa dạng: ngói vảy rồng, ngói âm dương, ngói mũi hãi,… Mỗi loại ngói lại có giá thành khác nhau, độ bền khác nhau. Giả sử như ngói vảy rồng, có độ bền cao, chịu được mọi tác động của thiên nhiên, bề mặt lại bằng phẳng giúp thuận tiện di chuyển để sửa chữa, bảo trì.

Đối với công trình từ đường thì các chi tiết, hoa văn sẽ giản lược đi nhiều hơn so với các công trình chùa, đền, miếu. Bởi đây là công trình mang tính riêng tư của một dòng tộc.

Các họa tiết nhà thờ họ thường dùng để trang trí phần mái là Rồng chầu mặt nguyệt, cuốn thư, tên của dòng họ, họa tiết hoa chanh. Ở phần đầu mái thường có con kìm, con náp, lạc long thủy quái… Mỗi linh vật lại có một ý nghĩa biểu trưng riêng, nhưng đều có một mục đích là cầu bình an, may mắn, mưa thuận gió hòa.

Ở phần diềm mái có thể thêm các họa tiết uốn lợn như mây và sóng để tăng nét duyên dáng cho công trình.

Hoa văn, họa tiết trang trí trong từ đường

Bên trong từ đường cũng được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết như phần mái nhưng có phần tinh xảo, cầu kỳ hơn rất nhiều. Các họa tiết có thể là : Long, Ly, Quy, Phượng hoặc Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Bên cạnh đó còn có các chi tiết hoa, lá, mây, sóng điểm xuyết.

Các họa tiết được chạm trổ, bồi đắp từ lâu đã là một nét riêng biệt trong văn hóa kiến trúc dân gian, cổ truyền. Là những nét đẹp không thể thiếu trong những công trình tâm linh. Đây cũng là cách để bảo lưu và gìn giữ nhưng truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mỗi vùng miền lại có một văn hóa khác nhau, chính vì thế mà các họa tiết, hoa văn cũng khác nhau. Bởi đấy là thể hiện tinh thần, đời sống và truyền thống của người dân nơi đây.

Các linh vật ở cửa nhà thờ họ

Nhiều gia đình thường đặt linh thú như lân hoặc ngựa đá để trang trí và tăng tính phong thủy cho từ đường. Đây cũng không phải tiêu chuẩn bắt buộc phải có của từ đường, tùy vào điều kiện, lý tưởng của từng gia đình mà có thể bài trí hoặc không.

Những tiêu chuẩn trong thiết kế kết cấu nhà thờ họ

Chi tiết cột

Cột chính là phần đỡ của căn nhà, toàn bộ khối lượng, sức nặng của từ đường đều đặt lên các cột. Phần mái đồ sộ của nhà thờ họ cũng được các cột chống đỡ.

Cột trong nhà thờ họ không chôn sâu dưới đất như nhà ở bình thường, mà được đặt trên chân cột. Cột thường to, chắc và mập, phình ở giữa. Công trình thêm vững mạnh và bề thế là nhờ vào các cột được thiết kế tỉ mỉ và hoàn hảo.

Tiêu chuẩn khi thiết kế cột nhà thờ tổ thường có 3 loại sau:

  • Cột cái: Là cột chính của gian nhà, được đặt ở hai đầu nhịp của nhà thờ họ. Nối giữa hai cột được gọi là câu đầu. Cột cái thường to nhất, mập nhất, giúp không gian tâm linh trở nên có chiều sâu hơn
  • Cột quân (cột con): Là phần cột bé hơn, nằm ở đầu nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Cột con được thiết kế thấp hơn để tạo ra độ dốc lý tưởng cho phần mái từ đường. Nối giữa cột cái và cột quân gọi là xà
  • Cột hiên: Nối giữa cột cái là cột hiên được gọi là kè. Là phần cột đỡ phần thấp nhất của mái, nằm ở bên ngoài gian thờ.

Chi tiết kèo

Kèo trong Kiến trúc dân gian Việt Nam là hệ thống gỗ kết nối các đầu cột của vì. Kèo có dạng thường thấy là hình tam giác cân để  nâng đỡ hai mái dốc về hai phía. Kèo có thể liên kết theo nhiều phương thức khác nhau: kiểu ván mê, kiểu giá chiêng, kiểu chồng rường, kiểu giả thủ, kiểu cột trốn,,.. Giữa hai vì kèo nhà được gọi là gian.

Kèo phải chống đỡ được sức nặng của mái và truyền sức nặng xuống vì.

Chi tiết xà

Xà là các thanh ngang nối giữa các cột cái, cột quân và cột hiên. Xà sẽ nằm ở gần đỉnh của xà cái kết nối với đỉnh của xà con

Ngoài ra có rất nhiều chi tiết tiêu chuẩn trong kết cấu nhà thờ họ như: Kẻ, Bảy, Hoành, Câu đầu, Ván lá đề, Rường bụng lợn, Rường cụt, Xà…

Bài viết liên quan

Công trình nhà thờ họ 5 gian – Nhà bác Mùi

Công trình nhà thờ họ 5 gian – Nhà bác Mùi

Nhà thờ họ hay từ đường là công trình kiến trúc truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa. Với cấu trúc gồm hoặc 5 gian, nhà thờ họ đem theo nét truyền thống, cổ truyền,xưa cũ. Đây là địa điểm thờ phụng tổ tiên và là trung…

Chòi nghỉ sân vườn bê tông giả gỗ

Chòi nghỉ sân vườn bê tông giả gỗ

Trong nhịp sống bận rộn ngày nay, việc tạo dựng một không gian thư giãn tại nhà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chòi nghỉ sân vườn là nơi lý tưởng để tận hưởng thiên nhiên và là điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho khu vườn của bạn. Bài viết này Thiên…

Một số lưu ý nhỏ khi xây dựng nhà thờ họ

Một số lưu ý nhỏ khi xây dựng nhà thờ họ

Nhà thờ họ để thờ ai? Từ đường là nơi dùng để thờ cúng ông cha, tổ tiên của một dòng họ tinh theo phụ hệ ( tức theo cha). Trong nhà thờ tổ, không chỉ để thờ Thủy tổ mà còn cúng bài các bậc bề trên các chi, các nhánh của dòng họ Ngoài…

Công trình 3 gian –  Kiến Thụy, Hải Phòng

Công trình 3 gian – Kiến Thụy, Hải Phòng

Công trình từ đường 3 gian được đội ngũ Thiên Sơn thiết kế và thi công tại Kiến Thụy, Hải Phòng. Công trình được thiết kế theo nhà kẻ truyền Bắc Bộ với nguyên liệu chính là Bê Tông giả gỗ. Công trình từ đường  không chỉ mang ý nghĩa tâm linh truyền thống mà…

Mặt bằng kiến trúc nhà thờ 2 tầng – công trình Huế

Mặt bằng kiến trúc nhà thờ 2 tầng – công trình Huế

Nhà thờ họ (từ đường) là công trình tâm linh quan trọng trong văn hóa Việt Nam, nơi thờ cúng tổ tiên và lưu giữ gia phả của một dòng họ. Đây là trung tâm sinh hoạt tâm linh, kết nối các thế hệ, duy trì phong tục và giáo dục đạo lý “uống nước…

So sánh 2 nguyên liệu xây nhà kẻ truyền: Bê Tông hay Gỗ

So sánh 2 nguyên liệu xây nhà kẻ truyền: Bê Tông hay Gỗ

Trong ngành thiết kế thi công và kiến trúc nhà thờ, việc lựa chọn nguyên liệu là một yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của công trình. Đặc biệt khi xây dựng nhà kẻ truyền, có 2 trường phái nổi trội là nhà kẻ truyền bê tông và nhà kẻ truyền…